top of page
  • Writer's pictureAdmin

Đồ bị co rút sau khi giặt làm như thế nào để giãn trở lại như mới?

Nếu thường xuyên giặt giũ trong nhà, bạn không tránh khỏi được tình trạng đồ bị co rút, giặt nhiều lần đồ sẽ càng chật. Vậy đồ bị co rút sau khi giặt làm thế nào để giãn trở lại như mới? Cùng xem câu trả lời qua bài viết dưới đây



1. Nguyên nhân khiến quần áo bị co và nhăn khi giặt

Với những người thường xuyên giặt quần áo bằng phương pháp giặt ướt, giặt máy bằng máy giặt hoặc dùng máy sấy quần áo thì nhiệt độ khi giặt, sấy chính là nguyên nhân làm cho sợi vải bị biến dạng.

Vải trên quần áo chung ta được cấu tạo từ các sợi polymer. Một sợi vải sẽ là chuỗi mắt xích cho polymer liên tục để kéo thành sợi và tạo thành vải. Do đó, nhiệt độ không phù hợp khi giặt sấy sẽ làm phá vỡ các chuỗi polymer, làm cho quần áo co rút lại, nhăn nheo đi và trở nên nhỏ hơn so với kích thước ban đầu mà bạn mua về. Ngoài ra, nếu bạn giặt tay, vò và chà quá mạnh cũng sẽ khiến quần áo dễ bị nhăn nheo, biến dạng và phai màu nữa.

2. Cách khắc phục đồ co rút sau khi giặt để giãn trở lại như mới



Đối với quần áo thun

Nếu bộ đồ thun của bạn yêu thích sau khi giặt bỗng co rút, đừng vội vàng bỏ chúng đi trong tiếc nuối. Thực hiện ngay 8 bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị bồn nước ấm. Bạn cho 1 lít nước ấm vào trong bồn hoặc thau để ngâm quần áo. Nước ấm sẽ làm giãn sợi vải hiệu quả.

Lưu ý: Không nên chọn nước lạnh vì nó không có hiệu quả trong việc làm giãn quần áo, còn nước quá nóng sẽ làm cho quần áo bị hư hỏng.

Bước 2: Hòa thêm vào một lượng dầu xả / dầu gội thích hợp. Bạn cho vào nước ấm khoảng 1 muỗng (15ml) dầu xả hoặc dầu gội dịu nhẹ dành cho em bé vào, hòa tan trong nước.

Bước 3: Cho quần áo vào ngâm. Bạn ngâm quần áo vào trong nước trong vòng 30 phút, nên nhớ để quần áo chìm hoàn toàn trong nước ngâm.

Bước 4: Vắt khô quần áo. Việc vắt khô đơn giản như bạn vắt khăn, vắt vải bình thường - cuộn quần áo lại và dùng lực vắt sạch nước ra.



Bước 5: Cuộn quần áo trong khăn to. Lấy một chiếc khăn sạch, to hơn cái áo của bạn rồi trải khăn lên mặt phẳng và đặt quần áo lên vừa trong khăn. Từ từ cuộn một góc của chiếc khăn và giữ quần áo như vậy trong 10 phút. Nếu bạn ngâm quá lâu trong bước này, nước sẽ bị nguội làm giảm nhiệt sợi vải đi, khó cho việc kéo giãn.

Bước 6: Dùng tay kéo giãn bình thường đưa quần áo trở về hình dạng ban đầu. Bạn mở quần áo ra khỏi khăn và chuyển chúng sang chiếc khăn thứ hai cũng được trải trên mặt phẳng, dùng tay nhẹ nhàng kéo thẳng các mép của quần áo khi vải còn ướt.

Bước 7: Đặt vật nặng lên để giữ cố định quần áo. Lần lượt giữ cố định từng phần của quần áo bằng những vật nặng để khôi phục được hình dạng của chúng.

Bước 8: Giặt và phơi lại một lần nữa khi cần. Nếu bạn sợ dầu gội còn dính trên quần áo thì giặt sạch lại và phơi như bình thường, nhưng hạn chế phơi ở có ánh sáng trực tiếp hoặc nơi quá nóng, dễ làm quần áo bạn bị hỏng.

Lưu ý: Phương pháp này áp dụng với quần áo có chất liệu dệt kim như len, cotton và cashmere. Những loại vải sợi được dệt chặt như tơ nhân tạo, lụa hoặc polyester sẽ khó trở lại hình dáng cũ hơn.

Đối với chất liệu len



Bước 1: Chuẩn bị bồn đựng nước. Bạn cũng chuẩn bị 1 lít nước ấm để ngâm quần áo.

Bước 2: Cho vào bồn ít hàn the/giấm. Bạn cho khoảng 2 muỗng (30ml) hàn the hoặc giấm vào trong bồn nước.

Bước 3: Ngâm quần áo. Bạn ngâm quần áo trong hỗn hợp trong khoảng thời gian 30 phút rồi thực hiện kéo giãn quần áo khi chúng còn ngâm trong nước.

Bước 4: Vắt khô quần áo. Do là vải len rất dễ bị giãn, nên bạn bóp nhẹ để giảm lượng nước trong quần áo nhưng lưu ý không nên vội xả sạch quần áo với nước nhé, nó sẽ làm giảm đi hiệu quả của hàn the và giấm.



Bước 5: Cho khăn vào quần áo để làm khô. Bạn lấy một chiếc khăn có khả năng thấm hút tốt cho vào bên trong của quần áo và sắp xếp sao cho chúng có thể định hình được quần áo. Bạn cuộn thêm nhiều khăn cho đến khi đủ đưa quần áo về như hình dáng ban đầu.

Bước 6: Hong khô quần áo. Đặt thêm khăn vào trong, bên dưới và bên trên để hong khô được quần áo.

Bước 7: Treo quần áo lên phơi khô và giặt lại nếu cần. Quần áo sau khi đã được hong khô với khăn, bạn phơi chúng lên móc cho mau khô. Sau khi quần áo đã khô, bạn có thể giặt tay lại với nước lạnh để quần áo mềm, mịn hơn.

Đối với chất liệu jean

Chắc hẳn đối với quần jean. Không ít lần bạn cảm nhận được chiếc quần chật hẳn chỉ sau một lần giặt. Đừng lo, chỉ cần 5 bước đơn giản dưới đây là bạn có thể biến chúng trở lại như mới.



Bước 1: Chuẩn bị bồn nước ấm. Cho nước ấm vào bồn rửa tay (hoặc thau, chậu, bồn tắm,...)

Bước 2: Mặc quần jean vào. Nếu còn mặc vừa, bạn mặc chiếc quần jean cần kéo giãn vào và kéo khoá, gài nút. Còn nếu nó quá chật, hãy giặt quần jean bằng tay.

Bước 3: Ngâm quần jean trong nước. Nếu đang mặc quần jean thì bạn ngâm mình trong bồn tắm, còn nếu đang giặt thì bạn ngâm chúng trong thau, chậu hoặc bồn rửa đã chuẩn bị ở bước 1. Lưu ý là ngâm trong vòng 10 phút nhé.

Bước 4: Mặc quần jean trong vòng 1 tiếng hoặc kéo giãn bằng tay. Bạn mặc quần jean vào người và đi loanh quanh trong 1 tiếng hoặc cởi ra và kéo giãn nhẹ nhàng từ các mép quần.

Bước 5: Cởi quần ra và phơi khô. Bạn cởi ra và treo quần lên dây phơi quần áo. Nên phơi quần tại nơi thoáng mát nhưng tránh ánh nắng trực tiếp.

Đối với áo sơ mi



Bước 1: Hoà nước với dầu xả hoặc dầu gội dành cho em bé. Hoà dầu xả hoặc dầu gội vào nước theo tỷ lệ 1 lít nước : 15ml dầu xả rồi khuấy tan. Tiến hành ngâm quần áo vào trong 30 phút.

Bước 2: Vắt khô quần áo. Bạn nên vắt áo sơ mi bằng cách vo tròn áo lại chứ không nên vặn áo, vì như vậy sẽ dễ làm hư sợi vải.

Bước 3: Phơi áo sơ mi. Bạn kéo căng áo ra rồi giũ sơ và phơi lên kệ. Lưu ý không phơi chúng ở nơi có nhiệt độ cao, tránh ánh nắng trực tiếp để vải không bị co lại.

Một số lưu ý về cách thực hiện



Khi phơi quần áo lên móc treo quần áo, bạn nên để ý đến tình trạng của quần áo. Trọng lục sẽ kéo quần, áo xuống khi còn ướt. Đó cũng là một yếu tố góp phần làm cho quần áo giãn ra thêm.

Khi kéo giãn quần jean, bạn phải ngâm quần jean một cách cẩn thận cho sợi vải jean phải nhúng hoàn toàn trong nước để dễ xử lý sợi vải hơn. Bạn nên làm ướt chúng khoảng từ 10-15 phút.

Nếu bạn chọn cách mặc quần jean vào thì nên lưu ý vận động càng nhiều càng tốt để giúp sợi vải được kéo giãn tối đa. Tập trung vào những chỗ bạn muốn kéo giãn. Ví dụ, nếu muốn kéo giãn phần lưng, bạn nên uốn và kéo nhiều ở vị trí này.

Sức nóng của những máy sấy có công suất lớn sẽ làm ảnh hưởng đến chất liệu, làm quần áo co rút. Do đó, khi giặt máy, bạn nên chọn chế độ giặt nhẹ với nước lạnh chứ không cần sấy hoặc để an toàn hơn thì nên giặt tay.

Quần áo đã bị co rút rất khó khôi phục nên việc kéo giãn không phải lúc nào cũng thành công. Bạn cần xử lý nhiều lần để có thể khôi phục chúng về hiện trạng ban đầu.

Hãy giặt và phơi quần áo đúng cách để cố gắng hạn chế tình trạng co rút.

Chuẩn bị tình huống xấu nhất là quá trình ngâm có thể khiến quần áo của bạn bị hỏng cho dù bạn có cẩn thận, tỉ mỉ thế nào đi nữa.



21 views0 comments
bottom of page